Lò xo dao động tắt dần

Cho cơ hệ như hình trên. Vật m khối lượng 100 g có thể chuyển động tịnh tiến, không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo trục lò xo có k = 40 N/m. Vật M khối lượng 300 g có thể trượt trên m với hệ số ma sát μ = 0,2. Ban đầu, giữ m đứng yên ở vị trí lò xo giãn 4,5 cm, dây D (mềm, nhẹ, không giãn) song song với trục lò xo. Biết M luôn ở trên m và mặt tiếp xúc giữa hai vật nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Thả nhẹ cho m chuyển động. Tính từ lúc thả đến khi lò xo trở về trạng thái có chiều dài tự nhiên lần thứ 3 thì tốc độ trung bình của m là

A. 16,7 cm/s.              B. 23,9 cm/s.                 C. 29,1 cm/s.               D. 8,36 cm/s.

Giải: Lực ma sát giữa m và M, tác dụng lên m gọi là F1 = μMg = 0,6 N = F2 ; (F2 là lực ma sát tác dụng lên M ; F1 và F2 là hai lực trực đối) => Vị trí cân bằng mới của lò xo cách vị trí cân bằng ban đầu là: OO1 = 0,6 / k = 0,015 m = 1,5 cm;

Tác dụng lên M có: Lực căng dây T có chiều sang phải; và lực ma sát F2 có chiều và độ lớn thay đổi;

  • Ban đầu m ở vị trí (1), nó chuyển động đến vị trí (2) với vị trí cân bằng là O1, biên độ là 3 cm, trong thời gian T1/2, trong giai đoạn này F2 tăng dần và ngược chiều với T làm dây D căng, nên chỉ có m dao động với T1 = 2π√(m/k) = π/10 s;
  • Tiếp theo m di chuyển về phía vị trí (1) với vị trí cân bằng là O, biên độ là 1,5 cm, giai đoạn này lực ma sát F2 (ma sát nghỉ tăng dần) cùng chiều với T làm dây D không căng, nên m và M cùng đi đến O1, trong thời gian T2/2 với T2 = 2π√[(m + M)/k] = π/5 s;
  • Tiếp theo, tương tự giai đoạn 1, chỉ có m đi từ O1 đến O và dừng hẳn, trong thời gian T1/2.

Vậy quảng đường đi được là S = (6 + 3 + 1,5) cm = 10,5 cm trong thời gian là

t = [(π/20) + (π/10) + (π/20)] s = π/5 s => vtb = S / t = 16,71 cm/s => Chọn A.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Bạn hãy thảo luận về bài viết trong mục comment dưới đây!