Dao động đh – lò xo – thi THPT QG 2022

Dao động đh – lò xo – thi THPT QG 2022

DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ – THI THPT QG 2022

Câu 37 mã đề 221 thi THPT QG 2022: Hình bên mô tả một hệ gồm hai con lắc lò xo nằm ngang, đồng trục cùng được gắn vào giá G. Các lò xo nhẹ k1 và k2 có độ cứng lần lượt là 32 N/m và 12 N/m. Các vật nhỏ m1 và m2 có khối lượng lần lượt là 512 g và 192 g. Đưa hai vật đến các vị trí sao cho cả hai lò xo cùng dãn 15 cm rồi thả nhẹ m1 để m1 dao động điều hòa. Sau khi thả m1 mộ̣t khoảng thời gian Δt thì thả nhẹ m2 để m2 dao động điều hòa. Biết rằng G được gắn với sàn, G không bị trượt trên sàn khi hợp lực của các lực đàn hồi cùa hai lò xo tác dụng vào G có độ lớn không vượt quá 4,2 N. Lấy π2 = 10. Giá trị lớn nhất của Δt để G không bao giờ bị trượt trên sàn là

 

A. 2/ 15 s.                            B. 4/15 s.                                   C. 1/3 s.                             D. 1/15 s.

 

Giải: Chọn gốc thời gian là lúc thả nhẹ vật m2

Fđh1 = -k1x1 = -32. 0,15 cos (2,5πt + (2,5π.Δt)) (N) với w1 = w2 = 2,5π rad/s.

= 4,8 cos (2,5πt + (2,5π.Δt) – π) (N)

Fđh2 = -k2x2 = -12. 0,15 cos (2,5πt) (N) với w1 = w2 = 2,5π rad/s.

= 1,8 cos (2,5πt – π) (N)

Tổng hợp lực đàn hồi tác dụng lên G là: Vì chiều dương của 2 con lắc ngược nhau nên Fđh = Fđh1 – Fđh2 = 4,2 cos (2,5πt + φ) N;

Ta có giản đồ vector như hình vẽ, Fđh lớn nhất khi nó nằm ngang ứng với góc quay α +β

=> Độ lệch pha giữa Fđh1 và Fđh2 là: Δφ = w. Δt = 2,5π. Δt (rad) = α  ;

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có:

4,22 = 4,82 + 1,82 – (2. 1,8. 4,8 cosα) => cosα = 1,2 => α = π/3 rad;

1,82 = 4,22 + 4,82 – (2. 4,2. 4,8 cosβ) => cosβ = 13/14 => β = 0,38025 rad ;

=> Δφ = α => Δt = T/6 = 2/15 s . Chọn A.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Bạn hãy thảo luận về bài viết trong mục comment dưới đây!