GT sóng cơ: Đỉnh h. vuông ngược pha với nguồn

GT sóng cơ: Đỉnh h. vuông ngược pha với nguồn

Giao thoa sóng cơ: Đỉnh hình vuông ngược pha với nguồn: Trong thí nghiệm giao thoa sóng tại mặt nước, với hai nguồn dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha đặt tại hai điểm A và B;  ABCD là hình vuông ở mặt nước, phần tử tại C dao động ngược pha với nguồn. Trên AB có 17 điểm giao thoa cực đại. Điểm M trên CD, dao động biên độ cực đại gần C nhất và cách C là 0,4 cm. Độ dài AB gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,5 cm.                     B. 8,4 cm.                       C. 10,4 cm.                       D. 12,3 cm.

Giải: Trên AB có 17 điểm giao thoa cực đại => kmax = 8;

Giả sử: uA = uB = acos(ωt); Sóng từ A truyền đến C gọi là uAC; Vì C dao động ngược pha với nguồn => uAC ngược pha với nguồn:

uAC = acos[ωt – (2πd1C/λ)] => 2πd1C/λ = q1π với q1 là số nguyên lẻ => d1C = q1λ/2           (1)

Sóng từ B truyền đến C gọi là uBC; Vì C dao động ngược pha với nguồn => uBC ngược pha với nguồn => uBC cùng pha với uAC;

uBC = acos[ωt – (2πd2C/λ)] => 2πd2C / λ = q2π với q2 là số nguyên lẻ => d2C = q2λ / 2;   (2)

Ta có uC = uAC + uBC = 2a. cos[π(d1C – d2C) / λ]. cos{ωt – [π(d1C + d2C) / λ]};

Vì C dao động ngược pha với nguồn nên π(d1C + d2C) / λ = qπ với q là số nguyên lẻ;         (3)

<=> d1C + d2C = qλ <=> (q1/2) + (q2/2) = q  (xem (1) ; (2) và (3))                                             (4)

Từ (4) ta thấy để q là số nguyên lẻ và uAC cùng pha với uBC nên ta chọn q2 = q1 + 4 hay q2 = q1 + 8 hay q2 = q1 + 12; …vì đề cho MC là nhỏ nhất nên chọn q2 = q1 + 4

=> q = [(q1/2) + (q1/2) +2] = (q1 + 2) luôn luôn là số nguyên lẻ;

Vậy d1C – d2C = (q1λ/2) – (q2λ/2) = (q1λ/2) – (q1λ/2) –2 λ = -2λ => uC = 2a. cos(2π).cos(ωt – qπ) thỏa mãn C dao động ngược pha với nguồn và C cũng là cực đại giao thoa , mà ta biết khoảng cách giữa 2 cực đại giao thoa nhỏ nhất là λ/2 => MC = λ/2 = 0,4 cm => λ = 0,8 cm;

Ta có M là cực đại giao thoa nên: d1M – d2M = kMλ với kM = 7; 6; 5; 4; 3; 2.                              (5)

Áp dụng Pitago thay vào (5) ta có phương trình: √[d2 + (d – 0,4)2] – √(d2+0,42) = 0,8 k;    với d = AB;

Với kM = 7; Giải pt trên ta được d = 14,21 cm => số nguyên k < d /λ => kmax = 17 => có 35 cực đại giao thoa trên AB: Loại;

Với kM = 6; Giải pt trên ta được d = 12,28 cm => kmax = 15 => có 31 cực đại giao thoa trên AB: Loại;

Với kM = 5; Giải pt trên ta được d = 10,35 cm => kmax = 12 => có 25 cực đại giao thoa trên AB: Loại;

Với kM = 4; Giải pt trên ta được d = 8,42 cm => kmax = 10 => có 21 cực đại giao thoa trên AB: Loại;

Với kM = 3; Giải pt trên ta được d = 6,49 cm => kmax = 8 => có 17 cực đại giao thoa trên AB: Thỏa đề bài

Chọn A.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Bạn hãy thảo luận về bài viết trong mục comment dưới đây!