Câu 40: Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở cùng một nơi trên mặt đất. Trong mỗi vùng không gian chứa mỗi con lắc có một điện trường đều. Hai điện trường này có cùng cường độ nhưng các đường sức vuông góc với nhau. Giữ hai con lắc ở vị trí các dây treo có phương thẳng đứng rồi thả nhẹ thì chúng dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng với cùng biên độ góc 8° và chu kỳ tương ứng là T1 và T2 = T1 + 0,25 s. Giá trị của T1 là
- A. 1,895 s B. 1,645 s C. 2,274 s D. 1,974 s.
Giải:Đề cho: 2 con lắc giống hệt nhau dao động trong cùng 1 mặt phẳng, là mặt phẳng hình vẽ, suy ra 2 vector cường độ điện trường cũng thuộc mặt phẳng hình vẽ, tạo thành một tam giác vuông cân OAB.HD vẽ hình: – Vẽ đường thẳng d1 vuông góc với mặt đất (d1 theo phương dây dọi);
– Vẽ đường thẳng d2 tạo với d1 góc 80, d2 là phương sợi dây của con lắc khi con lắc ở vị trí cân bằng trong vùng không gian có điện trường của nó.
– Vẽ đường thẳng d3 // d2.
– Tạo tam giác vuông cân OAB, vuông tại O, dịch chuyển tam giác cho O trượt trên d2 cho đến khi A và B nằm trên d3.
– Vẽ đường thẳng d4 đi qua B, và d4 // d1; d4 cắt d2 tại C, suy ra BC = g;
– Qua A vẽ đường thẳng d5 // d1 // d4; d5 cắt d2 tại D, suy ra AD = BC = g;Gọi gia tốc trọng trường biểu kiến của con lắc 1 và con lắc 2 là g1 và g2;g1 = a1 + g; g2 = a2 + g ; (in đậm là vector); a1 = OB; a2 = OA;với a1 = a2 = qE/m; g1 và g2 đều nằm trên d2;
OC = g1 = OB + BC; OD = g2 = OA +AD, ta thấy g1 > g2;
- Áp dụng định lý sin cho tam giác OBC:
OB/sin 80 = OC/sin(OBC) ⇔ a1/sin 80 = g1/sin(180 – 45 – 8)0 = g1/sin(1270) ;
Áp dụng định lý sin cho tam giác OAD:
OA/sin 80 = OD/sin(OAD) ⇔ a1/sin 80 = g2/sin(45 – 8)0 = g2/sin(370) ;
Vậy T2/T1 = √(g1/g2) = √(sin1270/sin370) = 1,15
=> (T2 – T1)/T1 = 1,15 – 1 ⇔ 0,25/T1 = 0,152 ⇒ T1 = 0,25/0,152 = 1,645 s. Chọn B.
1 Comment
Hay. Cảm ơn Cô nhé.