GIAO THOA ÁNH SÁNG – THI THPT QG 2022
Câu 37 mã đề 223 thi THPT QG 2022. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, chiếu sáng hai khe đồng thời bằng hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 410 nm và λ (390 nm < λ < 760 nm) Trên màn quan sát, O là vị trí của vân sáng trung tâm. Nếu λ = λ1 thì điểm M trên màn là vị trí trùng nhau gần O nhất của hai vân sáng, trong khoảng OM (không kể O và M) có 11 vân sáng của bức xạ có bước sóng 410 nm. Nếu λ = λ2 , (λ2 ≠ λ1) thì M vẫn là vị trí trùng nhau gần O nhất của hai vân sáng. Nếu chiếu sáng hai khe đồng thời chỉ bằng hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 thì trong khoảng OM (không kể O và M) có tổng số vân sáng là
A. 22. B. 18. C. 20. D. 16.
Câu 40 mã đề 221 thi THPT QG 2022. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, chiếu sáng hai khe đồng thời bằng hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 720 nm và λ (380 nm < λ < 760 nm) Trên màn quan sát, O là vị trí của vân sáng trung tâm. Nếu λ = λ1 thì điểm M trên màn là vị trí trùng nhau gần O nhất của hai vân sáng, trong khoảng OM (không kể O và M) có 5 vân sáng của bức xạ có bước sóng 720 nm. Nếu λ = λ2 , (λ2 ≠ λ1) thì M vẫn là vị trí trùng nhau gần O nhất của hai vân sáng. Nếu chiếu sáng hai khe đồng thời chỉ bằng hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 thì trong khoảng OM (không kể O và M) có tổng số vân sáng là
A. 10. B. 12. C. 16. D. 14.
Giải:
Câu 37:
Đặt λ3 = 410 nm => xM = 12i3 vì tại M là vân sáng bậc 12 của 410 nm; Tìm λ4 mà tại M cũng cho vân sáng.
Taị M có: k3i3 = k4i4 <=> 12. 410 = k4. λ4 <=> 12 / k4 = λ4 / 410 ;
Ta có: 390/410 < λ4 / 410 < 760/410
<=> 390/410 < 12/k4 < 760/410 <=> 410/390 > k4/12 > 410/760 <=> 12,6 > k4 > 6,2
=> k4 = 7; 8; 9; 10; 11; 12 => Loại các trường hợp k4 = 8; 9; 10 vì lúc đó không đủ 11 vân sáng 410 nm thuộc OM, loại k4 = 12 vì trùng k3 = 12.
Vậy khi k4 = 11 = k1 thì λ1 = 12. 410 / 11 = 447,27 nm;
Khi k4 = 7 = k2 thì λ2 = 12. 410 / 7 = 702,86 nm;
Làm thí nghiệm Young với λ1 và λ2 thì tổng số vân sáng phải tìm là:
N1 = xM /i1 = 12. 410 / 447,27 = 11 => không kể M, thì có 10 vân sáng λ1 ;
N2 = xM /i2 = 12. 410 / 702,86 = 7 => không kể M, thì có 6 vân sáng λ2 => Chọn D.
Câu 40:
Đặt λ3 = 720 nm => xM = 6i3 vì tại M là vân sáng bậc 6 của 720 nm; Tìm λ4 mà tại M cũng cho vân sáng.
Taị M có: k3i3 = k4i4 <=> 6. 720 = k4. λ4 => 6 / k4 = λ4 / 720 ;
Ta có: 380/720 < λ4 / 720 < 760/720
<=> 380/720 < 6/k4 < 760/720 <=> 720/380 > k4/6 > 720/760 <=> 11,4 > k4 > 5,7
=> k4 = 6; 7; 8; 9; 10; 11 => Loại các trường hợp k4 = 8; 9; 10 vì lúc đó không đủ 5 vân sáng 720 nm thuộc OM; loại k4 = 6 vì trùng k3 = 6.
Vậy khi k4 = 11 = k1 thì λ1 = 6. 720 / 11 = 392,72 nm;
Khi k4 = 7 = k2 thì λ2 = 6. 720 / 7 = 617,14 nm;
Làm thí nghiệm Young với λ1 và λ2 thì tổng số vân sáng phải tìm là:
N1 = xM /i1 = 6. 720 / 392,72 = 11 => không kể M thì có 10 vân sáng λ1 ;
N2 = xM /i2 = 6. 720 / 617,14 = 7 => không kể M thì có 6 vân sáng λ2 => Chọn C.