Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số trên hai đường thẳng song song kề nhau, cách nhau 5 cm và song song với trục Ox có đồ thị li độ như hình vẽ. Vị trí cân bằng của hai chất điềm đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Nếu t2 – t1 = 1,08 s thì kể từ lúc t = 0, thời điểm hai chất điểm cách nhau một khoảng 5 √3 cm lần thứ 2016 là
Từ hình vẽ ta thu được phương trình dao động của hai chất điểm:
x1 = 5 cos(ωt); x2 = 5√3 cos(ωt +0,5π);
với T = 1,08/1,5 = 0,72 s;
O1O2 = 5 cm;
lúc t = 0 thì M1(0) = 5 cm ở A1; M2(0) ở O2;
Chọn hệ trục Decartes: xO2y ta có tọa độ của chất điểm 1 và 2 lần lượt là (x1, 5) và (x2, 0);
Khoảng cách giữa 2 chất điểm trong hệ xO2y là:
D2 = (x1 – x2)2 + (y1 – y2)2 ⇔ 75 = (x1 – x2)2 + 52 (*)
=> |x1 – x2| = √2
⇔ |cos(ωt) – [√3 cos(ωt + (π/2))] | = √2
⇔ |cos(π/3)cos(ωt) + sin(π/3)sin(ωt) | = √2cos(π/3)
=> cos(ωt – π/3) = cos(π/4) (xét trong góc phần tư thứ nhất)
=> t = 7π/(12ω) = 7T/24 là thời điểm đầu tiên 2 chất điểm cách nhau 5√3 cm;
Ta có: x1(7T/24) = -1,294 cm;
x2(7T/24) = -8,365 cm,
Sử dụng số phức ta có: x1 – x2 = 10 cos(ωt – π/3) kết hợp với (*) => cos(ωt – π/3) = √2/2
ta thấy trong 1 chu kỳ (trên 1 vòng tròn) có 4 thời điểm cách đều nhau T/4, mà khoảng cách 2 chất điểm là 5√3 cm;
Ta có : 2016/4 = 504 chu kỳ, vậy sau 504 chu kỳ là lần thứ 2017 hai chất điểm có khoảng cách là 5√3 cm, vậy thời gian cần tìm là :
t = (7T/24) + 504T – (T/4) = 362,91 s. Chọn B.