LUYỆN THI ĐẠI HỌC: GIAO THOA ÁNH SÁNG
Câu 1. Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn phát ra ánh sáng trắng có bước sóng từ 417 nm đến 758 nm. Trên màn quan sát, tại điểm M có đúng 4 bức xạ cho vân sáng và tại N có đúng 4 bức xạ cho vân tối. Khoảng cách MN có giá trị nào sau đây?
A. 1,0 mm. B. 1,2 mm. C. 1,4 mm. D. 1,6 mm.
Câu 2. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng Young, ánh sáng chiếu đến hai khe gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 450 nm và λ2. Trong khoảng rộng L trên màn qua sát được 39 vạch sáng và 6 vạch tối. Biết hai trong 6 vạch tối đó nằm ngoài cùng khoảng L và tổng số vạch màu của λ1 nhiều hơn tổng số vạch màu của λ2 là 10. Tính λ2
A. 50 nm. B. 640 nm. C. 480 nm D. 750 nm.
Giải:
Câu 1.
**Tại vị trí có vân sáng trùng ta có: k1i1 = k2i2 <=> k1λ1 = k2λ2 (1a) (k là số nguyên)
=> k1/ k2 = λ2/ λ1 (1a’)
Chọn λ1 = 750 nm và k1 = 5 thay vào (1a’) ta có: 5 / k2 = λ2 / 750 (2a)
Ta lại có: 417/ 750 ≤ (λ2/ 750) ≤ 758/ 750 (3a)
Từ (2a) và (3a) => 417/ 750 ≤ 5/ k2 ≤ 758/ 750
<=> 8,99 ≥ k2 ≥ 4,95 => k2 = 5; 6; 7; 8.
Với k2 = 5 = k1 thì λ2 = λ1 = 750 nm ;
Với k2 = 6 thay vào (1a) => λ2(1) = 625 nm ;
Với k2 = 7 thay vào (1a) => λ2(2) = 535,7 nm ;
Với k2 = 8 thay vào (1a) => λ2(3) = 468,75 nm ;
Vậy vị trí M có đúng 4 bức xạ cho vân sáng, vậy OM = k1i1 = 5. λ1D/a = 7,5 mm ;
**Tại vị trí có vân tối trùng ta có: q1i1 = q2i2 <=> q1λ1 = q2λ2 (1) (q là số bán nguyên)
=> q1/ q2 = λ2/ λ1 (1’)
Chọn λ1 = 700 nm và q1 = 4,5 thay vào (1’) ta có: 4,5 / q2 = λ2 / 700 (2)
Ta có: 417/ 700 ≤ (λ2/ 700) ≤ 758/ 700 (3)
Từ (2) và (3) => 417/ 700 ≤ (4,5/ q2) ≤ 758/ 700
<=> 7,6 ≥ q2 ≥ 4,15 => q2 = 4,5; 5,5; 6,5; 7,5.
Với q2 = 4,5 = q1 thì λ2 = λ1 = 700 nm ;
Với q2 = 5,5 thay vào (1) => λ2(1) = 572 nm ;
Với q2 = 6,5 thay vào (1) => λ2(2) = 485 nm ;
Với q2 = 7,5 thay vào (1) => λ2(3) = 420 nm ;
Vậy vị trí N có đúng 4 bức xạ cho vân tối, vậy ON = q1i1 = 4,5. λ1D/a = 6,3 mm ;
Vậy MN = OM – ON = 7,5 mm – 6,3 mm = 1,2 mm. Chọn B.
Câu 2.
Tại vị trí có vân tối trùng ta có: q1i1 = q2i2 <=> q1λ1 = q2λ2 (1) (q là số bán nguyên)
=> q1/ q2 = λ2/ λ1 (1’)
Đề cho λ1 = 450 nm ta chọn λ2 = 750 nm thay vào (1’) ta có:
q1 / q2 = 750/ 450 = 2,5/ 1,5 = 7,5/ 4,5 = 12,5/ 7,5 = 17,5/ 10,5 = 22,5/ 13,5 = 27,5/ 16,5 (2)
Vậy vân tối thứ 3 của λ1 trùng với vân tối thứ 2 của λ2 ;
vân tối thứ 8 của λ1 trùng với vân tối thứ 5 của λ2 ;
vân tối thứ 13 của λ1 trùng với vân tối thứ 8 của λ2 ;
vân tối thứ 18 của λ1 trùng với vân tối thứ 11 của λ2 ;
vân tối thứ 23 của λ1 trùng với vân tối thứ 14 của λ2 ;
vân tối thứ 28 của λ1 trùng với vân tối thứ 17 của λ2 ;
Ta có 28/2 = 14 => Xét nửa trường giao thoa, vân tối ngoài cùng là vân tối thứ 14 của λ1 và 17/2 = 8,5 => vân tối ngoài cùng là vân tối thứ 9 của λ2
=> N1 = (14 – 1). 2 + 1 = 27 vân sáng; N2 = (9 – 1). 2 + 1 = 17 vân sáng
=> N1 – N2 = 27 – 17 = 10 (thoả đề bài)
Ta cũng có: k1/ k2 = 750/ 450 = 5/ 3 = 10/ 6 = 15/ 9 = 20/ 12 = 25/ 15 => có 5 vân nhị trùng, (vân sáng thứ 26 của λ1 không trùng với vân sáng thứ 16 của λ2); Vậy số vạch sáng quan sát được là: 27 + 17 – 5 = 39 (thoả đề bài).
Vậy λ2 = 750 nm. Chọn D.