Thi TNQG 2021 lần 1: Lò xo – Hợp Fđh lên G

Thi TNQG 2021 lần 1: Lò xo – Hợp Fđh lên G

Đề thi TNQG 2021 lần 1 ngày 8 – 7 – 2021 ; mã đề 207

Câu 40:  Hai con lắc lò xo giống hệt nhau được gắn vào điểm G của một giá cố định như hình bên. Trên phương nằm ngang và phương thẳng đứng, các con lắc đang dao động điều hòa cùng biên độ 14 cm, cùng chu kì T nhưng vuông pha với nhau. Gọi FG là độ lớn hợp lực của các lực do hai lò xo tác dụng lên giá. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà FG bằng trọng lượng của vật nhỏ của mỗi con lắc là T/4. Lấy Giá trị của T gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,58 s.                     B. 0,62 s.                              C. 0,74 s.                           D. 0,69 s.

Giải: Khi con lắc ngang tác dụng lực đàn hồi lên G có độ lớn cực đại bằng kA, thì con lắc dọc tác dụng lực đàn hồi lên G có độ lớn bằng 0 (vì 2 con lắc dao động vuông pha); Khi con lắc ngang tác dụng lực đàn hồi lên G có độ lớn bằng 0 thì con lắc dọc tác dụng lực đàn hồi lên G có độ lớn cực đại bằng (kA + k∆l0); Vậy độ lớn của FG nằm trong khoảng [kA; kA+ k∆l0].

Đoạn thẳng HV là quỹ tích của điểm ngọn của vector FG; Khi FG có vị trí như hình vẽ (dựa vào dữ kiện T/4, ta suy ra góc 450), thì độ lớn của nó bằng trọng lượng của vật m: FG = k.∆l0 = d2;

Ta có: d42 = d12 + d22 – d1d2√2;                        với d1 = kA; d3 = kA + (k.∆l0);

Và d52 = d32 + d22 – d3d2√2;                  Theo Pitagor ta có:

(d4 + d5)2 = d12 + d32 <=> d42 + d52 + 2d4d5 = (kA)2 + [kA + (k.∆l0)]2;

Thay d4 và d5 vào phương trình trên, sau khi biến đổi và rút gọn ta được:

l0[(2A√2) – (2 – √2)∆l0] = 2√{[∆l02 + A2 – (A.∆l0√2)] [(2 – √2)∆l02 + A2 + ((2 – √2)A.∆l0)]}

<=> ∆l0[(2A√2) – (2 – √2)∆l0] = 2√{[(2 – √2)∆l04] + A4 + [(4 – 3√2)A.∆l03] + [(2 – 2√2)A3l0] + [(5 –3√2)A2l02]}

Bình phương 2 vế phương trình trên để mất dấu căn, thay A = 14 cm, sau khi biến đổi và rút gọn ta được:

– 2X4 + (56√2 – 112)X3 + [(28√2)2 – 4(5 – 3√2).142]X2 – [4(2 – 2√2).143X] – [144. 4] = 0 với X = ∆l0;

<=>-2X4 + (56√2 – 112)X3 + [974,230299]X2 + [9092,816121]X – [144.4] = 0

Dùng Shift – Solve giải được: X = 13,04592888 cm => ω2 = g /X = 76,65 => ω = 8,76 rad/s => T = 2π/ω = 0,72 s. Chọn C.

Nhận xét: Do 2 lò xo dao động nên tam giác HGV quay tròn đều; Cách giải này thỏa mãn điều kiện FG có độ lớn bằng mg và thỏa điều kiện “khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà FG bằng trọng lượng của vật nhỏ của mỗi con lắc là T/4”, trong khi đó cách giải ra T = 0,62 s chưa chắc đảm bảo điều kiện này.

Cách giải ra 0,62 s như sau: (các cách sau đều có chỗ áp đặt không rõ ràng, rất khó hiểu) Cách 1:

Cách 2:

Giả sử: xd = Acos(ωt) là ly độ của lò xo treo dọc;

xn = Acos(ωt + π/2) là ly độ của lò xo ngang;

Ta có: Fđh_n = Fkv = ma = – mω2xn = – kxn = – kAcos(ωt + π/2) = kAcos(ωt + 3π/2);      (1)

Fđh_d = – k. Δl = – k(Δl0 + xd) = – kΔl0 –  kxd = – kΔl0 – kAcos(ωt) = – kΔl0 + kAcos(ωt + π) ;          (2)

Hai lực trên có phương vuông góc với nhau nên: FG2 = (Fđh_n)2 + (Fđh_d)2 ;

Đề cho FG = mg = kΔl0 thay vào trên, kết hợp với (1) và (2); Sau những biến đổi, rút gọn, ta có:

0 = A2 – [2Acos(ωt + π).Δl0]  với cos(ωt + π) = π/4 (chỗ này cũng áp đặt)

=> Δl0 = A/√2 = 9,9 cm;

Ta có ω2 = g/ Δl0 = 10,052 => ω = 10,05 rad/s => T = 0,635 s. Chọn đáp án 0,62 s.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Bạn hãy thảo luận về bài viết trong mục comment dưới đây!